Đóng

Kiến thức về bệnh thấp khớp

viêm quanh khớp vai, đau vai gáy (phần 9)

Dùng thử miễn phí tuần đầu thuốc trị bệnh thấp khớp TẠI ĐÂY : DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

VIÊM QUANH KHỚP VAI, VIÊM GÂN-DÂY CHẰNG

  1. Đau ở vùng cổ, vai gáy thường do nguyên nhân gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên đau vùng cổ, vai gáy. Có thể chia làm 3  nhóm nguyên nhân sau:

  • Nhóm do thương tổn thực thể tại vùng cổ, vai gáy như đĩa đệm đốt sống do vi khuẩn, viêm cột sống dính khớp vùng cổ, ung thư cột sống cổ tiên phát hoặc do di căn, thoái hóa cột sống cổ.
  • Nhớm do các bệnh lý của tạng trong lồng ngực, ổ bụng như u phổi, tràn dịch màng phổi, nhồi máu cơ tim, sỏi mật, viêm dạ dày – tá tràng.. gây đau vai gáy thông qua cơ chế phản xạ thần kinh.
  • Nhóm không tìm thấy các tổn thương thực thể hay còn gọi là đau cơ nawngL thường xuất hiện sau khi gặp lạnh, ẩm đột ngột hoặc sau khi ngủ dậy ở tư thế không hợp lý

Mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau và phải được điều trị khác nhau. Không có một cách điều trị như nhau trong mọi trường hợp đau cổ, vai, gáy. Do đó khi có triệu chứng này, cần đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa, các thầy  thuốc sẽ tìm ra nguyên nhân gây ra đau và có biện pháp điều trị thích hợp.

  1. Đau ở vùng vai có hạn chế vận động do nguyên nhân gì? Chữa như thế nào?

Đau ở vùng vai kèm với hạn chế vận động rất hay gặp ở người trên 40 tuổi, nguyên nhân có thể do thương tổn ở vùng khớp vai, có thể do các bệnh lý của các cơ quan trong lồng ngực, ổ bụng gây nên thông qua phản xạ thần kinh.

  • Các bệnh có tổn thương khớp vai nhưu viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vai do vi khuẩn, do vì tinh thể.
  • Do các thương tổn ở phần mềm quanh khớp vai như gần, cơ, dây chằng, vao khớp, bao thanh mạc,… nên gọi là viêm quanh khớp vai. Tùy theo thương tổn giải phẫu nặng nhẹ khác nhau từ viêm gân, viêm bao thanh mạc đến viêm dính bao khớp, đứt gân, dây chằng mà có biểu hiện khác nhau từ thể đau vai đơn thuần với triệu chứng đau là chính, vận động ít bị hạn chế đến thể dính bao khớp làm giảm mọi tác động của khớp vai thậm chí có trường hợp làm mất các động tác của vai
  • Một số bệnh của tạng trong lồng ngực ổ bụng u phổi thiểu năng vành, cũng gây đau vai nhưng các động tác bị hạn chế ít.

Vì có nhiều nguyên nhân như vậy nên điều trị đau vai rất khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể. Phải phối hợp nhiều biện pháp như điều trị nội khoa, điều trị vật lý, điều trị phục hồi chức năng, điều trị ngoại khoa tùy theo giai đoạn và mức độ tổn thương của bệnh. Các thầy thuốc chuyên khoa sẽ có lời khuyên thich đáng dúng đắn cho bạn.

  1. Đau ở cổ tay với các dấu hiệu khó vận động ngón tay và xoay cổ tay là bệnh gì? Nguyên nhân? Chữa như thế nào ?

Đây là bệnh viêm bao gân vùng chỏm xương quay rất hay gặp. bản chất của bệnh là do viêm bao gân của các gân cơ chi phối động tác vận đọng ngón cái và xoay cổ tay, biểu hiện trên lâm sàng bằng đau ở đầu dưới ngoài xương quay (mỏm trâm quay); có thể hơi sưng nề, ấn đau tăng, nhiều khi bệnh nhân không tự rửa bát, chải đầu được… gây nhiều phiền phức trong sinh hoạt.

Bệnh hay gặp ở các bà nội trợ, phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau khi đẻ, trong bệnh cảnh chung của bệnh viêm khớp dạng thấp…

Điều trị bệnh cần phối hợp nhiều biện pháp và nhiều mức độ khác nhau:

  • Chế độ làm việc, nghỉ ngơi: hạn chế làm các công việc có tính chất xoắn vặn cổ tay như giặt giũ, lau chùi… trong thời kỳ đau nhiều. Tập nhẹ nhàng, tăng dần khi đau thuyên giảm.
  • Các thuốc chống viêm, giảm đau, uống hoắc xoa tại chỗ
  • Nếu không đỡ có thể tiềm hydrocortion hay methylprednicolon vào bao gân. Đây là thủ thuật đòi hỏi độ chính xác cao vì nếu tiêm không đúng vào bao gân sẽ không có kết quả. Nếu tiêm vào gân sẽ làm tổn thương gân nặng hơn, thậm chí gây đứt gân đấy là không kể các trường hơp không đảm bảo vô khuản khi tiêm gây viêm mủ gân, để lại haayuj quả nghiêm trọng. Do đó thủ thuật phải được tiến hành ở cơ sở chueyen khoa và bởi thầy thuốc chuyên khoa. Nếu điều trị nội khoa tích cực mà vẫn không đỡ hoặc tái phát nhiều lần thì nên phẫu thuật đẻ bóc tách bao gân.
  1. Đau ở khuỷu tay bên ngoài hay bên trong, tăng lên khi vận động là bệnh gì? Chữa như thế nào?

Đây là triệu chứng rất hay gặp ở những vận động viên quần vợt, những người phải sử dụng quá nhiều các động tác của khuỷu tay. Biểu hiện trên lâm sàng bằng đau, có thể sưng nề nhẹ ở ngay trên mỏm xương phía ngoài và phía trong khuỷu tay, đau tăng khi sờ nằn, khi mang xách đồ vật, thậm chí cả khi bắt tay.

Bản chất của bệnh là do viêm điểm bám của các gân bám vào lồi cầu ngoài và lồi cầu trong của xương cánh tay.

Cũng tương tự như trên, việc điều trị bệnh bao gồm:

  • Hạn chế các động tác gây đau ở lồi cầu ngoài và lồi cầu trong.
  • Các thuốc chống viêm, giảm đau uống hoặc xoa trên chỗ đau.
  • Nếu không đỡ, có thể tiêm hydrocortion acetat hoặc methyl prednisolon acetat vào bao gân của các gân bám vào lồi cầu. Cũng như trên, thủ thuật này cần phải thực hiện cẩn thận bởi thầy thuốc chuyên khoa và ở cơ sở có đầy đủ điều kiện vô khuẩn.

Nếu điều trị nội khoa tích cực mà không đỡ hoặc tái phát nhiều lần thì nên điều trị bằng phẫu thuật.

error: Nội dung được bảo vệ !