Kiến thức về bệnh thấp khớp (phần 2)
BỆNH THẤP KHỚP CẤP
1. Bệnh thấp khớp nào ‘chạy’vào tim?
Đó là bệnh thấp khớp cấp hay còn gọi là bệnh thấp tim. Bệnh gây nên bởi một số loại vi khuẩn hình cầu sắp xếp thành chuỗi gọi là liền cầu khuẩn. Trong dân gian có câu’liếm khớp, đớp tim’ tức là bệnh có biểu hiện chính ở khớp và ở tim. Ngoài ra các bộ phận khác như da và thần kinh cũng có thể bị tổn thương.
2. Bệnh thấp khớp cấp hay thấp tim thường gặp ở lứa tuổi nào?
Trẻ em tử 5 đên 15 tuổi hay mắc bệnh này nhất. Trẻ em gái và trẻ em trai có tỷ lệ mắc bệnh ngang nhau. Như vậy thấp tim chủ yếu gặp ở lứa tuổi học sinh. Nếu không phòng bệnh và điều trị kịp thời thì bệnh tái phát thì trẻ em đến tuổi trưởng thành sẽ gánh chịu những di chứng tim nặng nề.
3. Trong bệnh thấp khớp cấp, biểu hiện ở khớp có gì đặc biệt không?
Đau khớp là triệu chứng làm cho người trong gia đình chú ý ngay. Các khớp sưng nóng đỏ đau làm trẻ em khó cử động, thậm chí không đi lại được. Điều chú ý là chỉ bị sưng đau các khớp lớn như khớp gối, cổ chân , khuỷu tay, vai. Đặc biệt là sưng đau khớp di chuyển tù khớp này sang khớp khác, ví dụ sưng đau khớp gối bên này vài hôm sau chuyển sang khớp gối bên kia hoặc khớp khác. Khớp cũ chỉ bị sưng đau vài ngày rồi khỏi hản, vận động lại bình thường. Ở thể nhẹ thì chỉ có đau khớp với tính chất như trên.
4. Bệnh thấp khớp cấp ảnh hướng đến tim như thế nào?
Đó là viêm tim, bao gồm viêm cơ tim, viêm màng tim (viêm nội tâm mạc và ngoại tâm mạc). Ngay trong đợt đầu của bệnh, dấu hiệu tim có thể là chủ yếu. Khi tim bị viêm, nhịp tim thường nhanh trên 100 lần trong 1 phút. Viêm cơ tim làm trẻ em bị bệnh thấy khó thở, tím tái, phù nề. Mức độ nhẹ chỉ thấy đau vùng tim và đánh trống ngực. Có khi trẻ em kêu khó thở và đau ngực. Khi trẻ có những dấu hiệu tim như trên cần phải đưa ngay đến bệnh viện để thăm khám.
5. Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh thấp khớp cấp?
Vi khuẩn khi gây bệnh thấp khớp cấp thường tồn tại ở hầu họng gây viêm họng và sốt. Trẻ em mắc bệnh thấy đau họng, nuốt khó, sờ thấy hạch nổi dưới hàm và sốt 38-390 C, sốt kéo dài 3-4 ngày. Nếu trẻ em bị viêm họng được điều trị ngay thì sẽ không mắc bệnh thấp tim. Còn nếu không thì sau việm họng từ 1- 2 tuần trong số 100 em bị viêm họng vài lần sẽ có 2-3 em sẽ xuất hiện các dấu hiệu của thấp khớp cấp. Bệnh bắt đầu bằng sốt 38-390C, có khi sốt cao dao động và có những triệu chứng khớp, ở tim, ở ngoài da( nồi ban đỏ, hạt dưới da) và thần kinh (múa giật)
6. Tổn thương tim do bệnh thấp khóp cấp sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Khi thấp khớp cấp đã tấn công vào tim thì thường gây viêm các van tim. Bình thường van tim thanh mảnh, mềm mại đóng mở hợp lý bảo đảm được chức năng hoặt động bình thường của tim. Khi bị bệnh, các van tim bị dày lên, xơ cứng, vôi hóa, các mép van bị dính lại gây nên hở hoặc hẹp van.Điều đó ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cá buồng tim, lâu dần sẽ dẫn đến suy tim, loạn nhịp tim làm cho bệnh nhân mất khả năng lao động và cps thể dẫn đến tử vong.
7. Bệnh thấp khớp cấp nguy hiểm. Vậy có cách nào để phòng bệnh?
Đầu tien là phải đề phòng nhiễm liên cầu khuẩn bằng cải thiện chế độ ăn uống, tăng cường vệ sinh, giữ ấm, khám và giải quyết các ổ nhiễm khuẩn ở vùng tai mũi hong, xoang ( chữa răng sâu, cắt amidan nếu có viêm mủ, điều trị viêm xoang). Còn trẻ em khi bị viêm họng, sốt có thể dùng kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc.
8. Khi đã bị thấp khớp thì phải phòng bệnh tái phát như thế nào?
Hiện nay đã biết chắc chắn rằng bệnh thấp khớp caaos là do liên cầu khuẩn tồn tại ở hầu vọng gây nên. Do vậy bằng cách sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn người ta cỏ thể chủ động phòng chống bệnh tái phát cùng với các biên chứng nặng nề của nó.
Tốt nhất là dùng kháng sinh benzantin penicilin tiêm bắp cứ 3 tuần tiêm một lần (đây là loại penicilin chế tạo dưới dạng nhũ tương được giải phóng chậm). Với người lớn và trẻ em nặng trên 30kg thì tiêm mỗi lần 1,2 triệu đơn vị. Còn đối với trẻ em nhẹ hơn 30kg thf chỉ cần tiêm mỗi lần 600.000 đơn vị.
Một khi không có điều kiện tiêm kháng sinh thì có thể uống kháng sinh dạng viên.Có thể dùng phenoxy- methyl penicilin, viên 250mg, uống 1 viên một lần và uống 4 lần trong một ngày. Những trẻ nhẹ dưới 20kg chỉ cần uống 125mg một lần , 4 lần trong một ngày.
Nếu bệnh nhân bị dị ứng với penicilin thì có thể thay bằng erythromycin viên 250mg uống mỗi lần 1 viên,4 lần trong một ngày. Trẻ me cân nặng dưới 25kg thì ùng 40mg/1kg cân nặng trong một ngày.
9. Thời gian phòng thấp khớp dài trong bao lâu và có tốn kém nhiều không?
Khi đã bị thấp khớp cấp thì phải tiêm phòng 3 tuần một lần tối tiểu trong 5 năm và ít nhất phải phòng bệnh đến 18 tuổi đôi khi cần lâu hơn nữa theo chỉ định của thầy thuốc.
– Những bệnh nhân đợt đầu đã có tổn thương tim cần tiếp tục phòng bệnh đến năm 25 tuổi và có thể kéo dài hơn nữa nếu điều kiện môi trường không đảm bảo hoặc có nguy cơ tái phát.
– Đối với các bệnh nhân bị bệnh van tim mạn tính do thấp tim, phòng bệnh tái phát cần kéo dài thậm chí suối đời.
– Các bệnh nhân đã được phẫu thuật tim mạch do thấp tim vẫn có nguy cơ tái phát và vẫn phải tiêm phòng thấp.
– Cả quá trình phòng bệnh bằng kháng sinh như vậy chỉ mất vài trăm nghìn đồng trong khi chỉ tính riêng một lần mổ thay van tim mất khoảng hơn 10 triệu đồng. Cứ 3 mũi tiêm phòng thấp thì ngăn ngừa được một ngày nằm viện. Như vậy phòng bệnh thấp khớp cấp là an toàn và đỡ tốn kém hàng chục, hàng trăm lần so với không phòng bệnh.
10. Bệnh thấp khớp cấp có thể chữa khỏi được không?
Nếu bệnh thấp khớp cấp được phát hiện và điều trị sớm trong 3 tháng đầu kể từ khi mắc bệnh thì tỷ lệ chữa khỏi rất cao, lên tới 90%.
Thời gian điều trị khoáng 2-3 tháng tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Sau đó để tránh bệnh tái phát bệnh nhân tiếp tục tiêm phòng thấp tối thiểu trong 5 năm nữa.
Châm cứu và các thuốc y học dân tộc tỏ ra ít tá dụng trong tháp khớp cấp.
11. Có những biện pháp gì để điều trị bệnh thấp khớp cấp?
Các thuốc chữa bệnh thấp khớp cấp chính là kháng sinh, thuốc chống viêm. Kháng sinh thường dùng là penicilin tiêm hay uống. Nếu dị ứng với penicilin thì dùng erythromycin hay silfadianzin. Còn các thuốc chống viêm công hiệu nhất là aspirin và prednisolon.
Khi bệnh nhân bị suy tim thì phải dùng thêm thuốc trợ tim như digoxin và lợi tiểu như lasix, hypo-thiazid. Khi có dấu hiệu múa giật phải cho thêm thuốc an thần như diazepam.
Một khi bị bệnh van tim do thấp tim làm các van tim bị hư hóng nặng thì cần phải mổ tim. Những kỹ thuật mổ tim hiện đại cho phép chỉnh hình hoặc thay van tim. Như vậy là có thể chữa khỏi bệnh van tim do thấp.
12. Ra mồ hôi chân tay có phải là bệnh thấp khớp không?
Ra mồ hôi chân tay là một rối loạn thấp khớp thực vật (hệ thấp khớp giao cảm), hoàn thành không có liên quan gì đến bệnh thấp khớp. Việc điều trị cũng hoàn toàn khác với điều trị bện thấp khớp.
Dùng thử miễn phí tuần đầu thuốc viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp TẠI ĐÂY :
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ