Bệnh viêm khớp dạng thấp (phần 4)
BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
- Viêm khớp là gì?
Viêm khớp là một tình trạng bệnh lý của khớp được biểu hiện bằng các triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đau.
Viêm khớp do nhiều nguyên nhân gây nên: nhiễm khuẩn, hóa chất, miễn dịch và dị ứng…
Người ta phân ra hai loại:
- Viêm khớp cấp tính
- Viêm khớp mạn tính
Nhiều khi viêm chỉ biểu hiện bằng những triệu chứng sưng, đau.
Viêm khớp dạng thấp thường rầm rộ hơn, có đầy đủ triệu chứng : sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế vận động nhất là viêm khớp do tụ cầu, hoặc viêm khớp trong bệnh gút.
Đau nhức xương hoặc mỏi khớp không phải là viêm khớp.
Viêm khớp có nhiều nguyên nhân nên muốn điều trị có kết quả cần phải thăm khám kỹ và làm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân.
- Thế nào là bệnh viêm khớp dạng thấp ?
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh tự miễn dịch, với biểu hiện viêm nhiều khớp mạn tính dần đến biến dạng, dính khớp, nếu không được điều trị và theo dõi đúng.
viêm khớp dạng thấp thường gặp ở phụ nữ, tuổi trung niên. Các khớp bị viêm sớm nhất và hay gặp nhất là ở bàn tay (cổ tay, bàn – ngón tay) Sưng đau kéo dài gây bến dạng, co quắp các ngón tay.
Vì chưa thực sự biết rõ nguyên nhân nên việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn.
- Bệnh viêm khớp dạng thấp thường gặp ở người nào ?
viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh thường gặp nhất, tỷ lệ mắc bệnh trong dân số nói chung là 0,5-3%
- Tuổi hay gặp từ 30-50 tuổi, thưởng ở nữ.
- Trong một số trường hợp bệnh viêm khớp dạng thấp có tính chất gia đình
- Điều kiện sống cũng ảnh hưởng một phần tới sự xuất hiện của bênh.
- Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp như thế nào ?
Mục tiêu điều trị nhằm :
- Điều trị triệu chứng bằng các thuốc chống viêm (không steroid và steroid)và các thuốc giảm đau.
- Điều trị bằng các thuốc điều trị cơ bản bệnh ( Disease Modifying Anti Rheumatic Drugs – DMARDs) đây là các thuốc có thể ổn định bệnh, tránh tái phát.
- Chỉnh hình, dự phòng, phẫu thuật phục hồi chức năng khi cần thiết.
- Điều trị các biến chứng do thuốc.
- Giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội cho bệnh nhân
Nguyên tắc điều trị:
- Sử dụng ngay từ đầu các thuốc có thể ngăn chặn sự hủy hoại xương, sụn nhưu corticoid, các thuốc DMARDs
- Điều trị triệu chứng đồng thời điều trị cơ bản bệnh
- Các thuốc điều trị cơ bản được phép duy trì kéo dài, phối hợp nhiều thuốc (ở Việt Nam hiện nay thường dùng phác đồ phối hợp Methotrexate với Chloroquin, kết quả khá tốt)
Bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp cần được khám, tư vấn về bệnh, theo dõi và điều trị lâu dài tại cơ sở chuyên khoa và tại gia đình.
- Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nên làm gì? Không nên làm gì?
Trước hết cần xác định rằng bệnh viêm khớp dạng thấp phải điều trị kéo dài, liên tục
Nên:
- Đi khám định kỳ các thầy thuốc chuyên khoa để có hướng dẫn dùng thuốc
- Tập luyện thường xuyên để tránh teo cơ, dính khớp
Không nên:
- Tự mua thuốc để chữa bệnh
Không nên tự dùng thuốc như prednisolon, dexa-methason khi chưa có chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa
- Không tiêm vào khớp bất kỳ một loại thuôc nào nếu không có ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa. Tiêm vào khớp phải do thầy thuốc chuyên khoa thực hiện.
- Phụ nữ mắc viêm khớp dạng thấp, sinh đẻ có bị ảnh hưởng gì không?
viêm khớp dạng thấp là một bệnh có tính chất gia đình ở một tỷ lệ nhất định, nghĩa là mẹ có thể truyền cho con gái. Vì vậy trong thời gian mang thai, người mẹ phải được ăn uống đầy đủ, làm việc điều độ. Khi sinh con, nếu là con gái, đến tuổi thanh niên phải tại cho trẻ một điều kiện sống tốt, tránh các yếu tố lạnh, làm việc quá sức, như thế cũng góp phần hạn chế điệu kiện phát sinh bệnh cho thế hệ này.
- Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Để lại hậu quả gì?
Đây là một bệnh mạn tính, đòi hỏi phải theo dõi điều trị thường xuyên lâu dài. Nếu không được thăm khám, theo dõi và điều trị hợp lý, bệnh sẽ dẫn đến biến dạng các khớp, teo cơ.
Để hạn chế những hậu quả này người bệnh cần phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
- Điều trị sớm, càng sớm kết quả càng tốt.
- Phải được sự chỉ dân, theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa
- Phải có sự cộng tác chặt chẽ giữa thầy thuốc, bệnh nhân và gia đình
- Phải kết hợp điều trị nhiều hình thức: nội khoa, ngoại khoa, lý liệu pháp
- Có chế độ sinh hoạt, lao động và ăn uống thích hợp. Tự mình phải luyện tập
Trong thời gian mang thai, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường ổn định, các thuốc sẽ được giảm tới liều tối thiểu hoặc ngừng hẳn. Tuy nhiên sau khi đẻ, cần đề phòng có đợt tiến triển. Lưu ý nếu bệnh nhân được điều trị Methotrexat thif phải ngừng thuốc này ít nhất 2 tháng mới được phép có thai.
Với bệnh nhân năm giới cũng phải ngừng thuốc này ít nhất 2 tháng trước khi muốn có con.
Dùng thử miễn phí tuần đầu thuốc trị bệnh thấp khớp TẠI ĐÂY :
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ